Thời gian: 14 giờ Thứ Hai 27/11/2017.
Địa điểm: Phòng chuyên đề, Khoa Khoa học Tự nhiên
Tóm tắt báo cáo
1) Phân nhánh trong các mô hình toán học
BCV: PGS. TS. Nguyễn Hữu Khánh
Tóm tắt:
Báo cáo trình bày về lý thuyết phân nhánh của nghiệm của mô hình cho bởi hệ phương trình vi phân và ánh xạ một chiều. Các phân nhánh được nghiên cứu như saddle-node, Hopf, Transcitical, Homoclinic và chu kỳ bội. Các phương pháp được sử dụng như dùng ánh xạ quay lại, thiết diện cắt ngang, Bo Deng, phép phân thớ (foliation), phép biến đổi giải tích. Các kết quả phân nhánh được tổng kết qua biểu đồ phân nhánh và dùng để giải thích sự thay đổi tôpô về cấu trúc của nghiệm mô hình.
2) Mờ hóa chuỗi thời gian dựa vào phân tích chum
BCV: TS. Võ Văn Tài
Tóm tắt
Báo cáo trình bày một mô hình mờ hóa chuỗi thời gian dựa vào bài toán phân tích chùm. Trong mô hình này, tất cả các vấn đề liên quan đến áp dụng thực tế của nó được khảo sát và thực hiện bởi các thuật toán. Nhiều bộ số liệu đối chứng được xem xét để minh họa ưu điểm của thuật toán đề nghị so với các thuật toán khác. Mô hình đề nghị cũng được sử dụng để dự báo đỉnh lũ tại hai trạm đầu nguồn Sông Tiền và Sông Hậu.
3) Điều kiện tối ưu và đối ngẫu cho bài toán tối ưu nửa vô hạn đa mục tiêu sử dụng dưới vi phân Clarke
BCV: TS. Lê Thanh Tùng
Tóm tắt
Sử dụng dưới vi phân Clarke và các điều kiện chính quy phù hợp, chúng tôi xây dựng điều kiện tối ưu cho một số dạng nghiệm hữu hiệu của bài toán tối ưu nửa vô hạn đa mục tiêu. Bên cạnh đó, bài toán đối ngẫu dạng Wolfe và Mond-Weir và liên hệ giữa nghiệm của các bài toán đối ngẫu này với nghiệm của bài toán gốc cũng được khảo sát.
4) Bài toán Knapsack và một số thuật toán giải.
BCV: Ths. Huỳnh Đức Quốc
Tóm tắt
Báo cáo giới thiệu các mô hình của bài toán Knapsack liên tục và rời rạc, đây là các bài toán có nhiều ý nghĩa trong tối ưu tổ hợp. Đối với bài toán Knapsack liên tục, báo cáo giới thiệu hai thuật toán để giải là thuật toán tham lam và thuật toán phân đôi Balas - Zemel. Báo cáo cũng trình bày thuật toán quy hoạch động để giải bài toán trong trường hợp rời rạc.