1) Báo cáo viên: PGS. TS. Nguyễn Hữu Khánh
Tên bài báo cáo: Mô hình toán học về ô nhiễm môi trường
Tóm tắt báo cáo: Báo cáo nghiên cứu về mô hình toán học cho sự ô nhiễm môi trường. Mô hình cho bởi hệ phương trình vi phân phụ thuộc các tham số. Chúng tôi khảo sát tính ổn định của các điểm cân bằng liên quan đến thành phần gây ô nhiễm. Khảo sát số được dùng để kiểm tra tính đúng đắn của kết quả lý thuyết. Các kết quả nhận được giúp nhà quản lý nắm được cơ chế ô nhiễm và có biện pháp hạn chế sự ô nhiễm trong môi trường.
2) Báo cáo viên: NCS. Nguyễn Thị Cẩm Tú
Tên bài báo cáo: Phân loại các đại số Lie thực giải được 7 chiều có căn luỹ linh 5 chiều
Tóm tắt báo cáo: Giới thiệu sơ lược về bài toán phân loại đại số Lie; Kết quả Phân loại các đại số Lie thực giải được 7 chiều có căn luỹ linh 5 chiều.
3) Báo cáo viên: NCS. Phạm Bích Như
Tên bài báo cáo: Bổ đề Snake và sự xác định ảnh của đồng cấu nối của dãy khớp.
Tóm tắt báo cáo: Bổ đề Snake là một công cụ hữu hiệu trong toán học, đặc biệt là trong đại số đồng điều, để xây dựng dãy khớp dài. Dãy khớp này được sử dụng trong mọi phạm trù aben và là công cụ chính trong đại số đồng điều và các ứng dụng của nó. Đồng cấu được xây dựng với lợi ích của bổ đề này được gọi chung là đồng cấu nối. Báo cáo trình bày bổ đề Snaks và phương pháp xác định ảnh của một đồng cấu nối của dãy khớp.
4) Báo cáo viên: TS. Lê Thanh Tùng
Tên bài báo cáo: Điều kiện tối ưu dạng Karush-Kuhn-Tucker mạnh cho bài toán tối ưu đa nửa vô hạn với ràng buộc hỗn hợp
Tóm tắt báo cáo: Sử dụng dưới tập lồi hóa, chúng tôi xây dựng điều kiện tối ưu cần và đủ dạng Karush-Kuhn-Tucker mạnh cho nghiệm hữu hiệu của bài toán tối ưu nửa vô hạn với ràng buộc hỗn hợp đẳng thức và bất đẳng thức. Một số ví dụ cho thấy các kết quả có thể áp dụng được cho lớp hàm số không Lipschitz
5) Báo cáo viên: TS. Đinh Ngọc Quý
Tên bài báo cáo: Tồn tại nghiệm cho bài toán cân bằng
Tóm tắt báo cáo: Mô hình bài toán được Blum và Oettli (1994) đưa ra. Bài toán này là dạng tổng quát của bài toán tối ưu và bài toán bất đẳng thức biến phân, chứa rất nhiều bài toán quan trọng khác của tối ưu hóa như: bài toán điểm bất động, bài toán điểm trùng, bài toán mạng giao thông, bài toán cân bằng Nash.Bằng việc giảm nhẹ giả thiết về điều kiện bất đẳng thức dạng tam giác cho hàm mục tiêu, trong báo cáo này chúng tôi đưa ra một cách chứng minh mới cho tồn tại nghiệm của bài toán cân bằng. Chúng tôi cũng đưa ra các thí dụ cụ thể để minh họa cho các kết quả của mình, đồng thời cũng so sánh với các kết quả trước đây nghiên cứu về vấn đề này.