Bộ môn Sinh học – Khoa Khoa học Tự nhiên sẽ tổ chức buổi báo cáo chuyên đề cấp Khoa:
+ Thời gian: Bắt đầu lúc 08 giờ 00, ngày 30/08/2022 (Thứ Ba)
+ Địa điểm và hình thức: Trực tiếp tại phòng Chuyên đề, Khoa KHTN
Buổi báo cáo gồm có 02 chuyên đề như sau:
Báo cáo 1: Chiến lược tiêu thụ, sản xuất khóm của nông dân đi cùng với sự thay đổi của hệ thống thực phẩm tại ĐBSCL, Việt Nam và quần đảo Yaeyama, Nhật Bản.
Báo cáo viên: NCS. ThS. Trần Thị Tuyết Minh
Tóm tắt nội dung báo cáo 1:
Khóm Cầu Đúc là một loại nông sản nổi tiếng tại Hậu Giang, cũng như ĐBSCL. Tương tự như thế, ở Nhật Bản, cụ thể là quần đảo Okinawa, trong đó có quần đảo Yaeyama vang danh gắn liền với quả khóm (thơm). Tuy nhiên sự giống nhau về đối tượng trồng trọt lại không đáng chú ý bằng khác biệt nổi bật trong phương thức canh tác và phân phối sản phẩm ở hai khu vực này. Thông qua báo cáo nghiên cứu từ khía cạnh so sánh, chúng ta sẽ được giới thiệu những kiến thức cơ bản trong đặc trưng sinh thái, chiến lược sản xuất của người nông dân giữa Hậu Giang và Yaeyama.
Báo cáo 2: Khám phá các chiến lược bền vững trong kỷ nguyên kỹ thuật số - một nghiên cứu điển hình về người nuôi tôm ở Việt Nam
Báo cáo viên: NCS. ThS. Minaki Kanako
Tóm tắt nội dung báo cáo 2:
Ở Việt Nam, ngành nuôi tôm có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực và ổn định kinh tế. Các nghiên cứu trước đây đã khảo sát các khía cạnh kinh tế và môi trường của nghề nuôi tôm cùng với các chính sách ở Việt Nam, và chỉ ra các vấn đề về mở rộng quy mô ngành nông thủy sản. Mặt khác, công nghệ Thông tin và Truyền thông có thể đưa ra phương pháp mới để thúc đẩy thông tin liên lạc thông suốt trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực mở rộng quy mô phát triển ngành nông thủy sản. Nghiên cứu này cho thấy Facebook được sử dụng để thúc đẩy tương tác giữa những người tham gia nuôi tôm ở Việt Nam. Đồng thời việc sử dụng Facebook có khả năng chuyển tải nhu cầu và ý kiến của nông dân về các vấn đề an ninh lương thực và ổn định kinh tế đến chính phủ.