THÔNG TIN TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
NGÀNH: HÓA HỮU CƠ - MÃ NGÀNH: 62440114
*****
Được sự cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo, Khoa khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu tuyển sinh Đào tạo trình độ tiến sĩ Ngành HÓA HỮU CƠ (Mã ngành: 62440114) đợt 1 năm 2019 (dự kiến tháng 02/2019).
I. HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển
II. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
- Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
- Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
- Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.
III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ:
- Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh) là 3 năm tập trung đối với người có bằng thạc sĩ và 4 năm tập trung đối với người có bằng đại học.
- Trường hợp nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, trước khi hết hạn, nghiên cứu sinh phải làm thủ tục xin gia hạn học tập. Thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời gian này, nghiên cứu sinh phải theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo.
- Hết thời gian gia hạn, nếu luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện thông qua thì Trường quyết định cho nghiên cứu sinh thôi học. Kết quả học tập của chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ không được bảo lưu.
- Việc tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
- Người hướng dẫn những đề tài thuộc Nhóm ngành I (quy định tại Phụ lục VII) là tác giả chính của tối thiểu 01 bài báo bằng tiếng nước ngoài đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hoặc trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
- Người hướng dẫn những đề tài thuộc Nhóm ngành II (quy định tại Phụ lục VII) là tác giả chính tối thiểu 01 báo cáo hoặc công trình khoa học đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành hoặc 01 bài báo đăng trong tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
IV. DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, PHÙ HỢP VÀ NGÀNH GẦN
Ngành đúng, phù hợp (không học bổ sung kiến thức):
Áp dụng đối với đối tượng đã có bằng thạc sĩ là chuyên ngành Hóa hữu cơ (60440114).
Áp dụng đối với đối tượng chỉ tốt nghiệp đại học là chuyên ngành Hóa học (52440112) và chuyên ngành Hóa dược (52720403).
Ngành gần (học bổ sung kiến thức):
Ngành gần đối với đối tượng đã có bằng Thạc sĩ là các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Hóa lý thuyết và hóa lý (60440119), Hóa phân tích (60440118), Khoa học vật liệu (60440122).
V. ĐIỀU KIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
1. Tiêu chuẩn người hướng dẫn độc lập:
- Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học;
- Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; đối với người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư thì phải có tối thiểu 03 năm (36 tháng) làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy kể từ khi có quyết định cấp bằng tiến sĩ;
- Đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên;
- Người hướng dẫn những đề tài thuộc Nhóm ngành I (quy định tại Phụ lục VII) là tác giả chính của tối thiểu 01 bài báo bằng tiếng nước ngoài đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hoặc trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
- Người hướng dẫn những đề tài thuộc Nhóm ngành II (quy định tại Phụ lục VII) là tác giả chính tối thiểu 01 báo cáo hoặc công trình khoa học đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành hoặc 01 bài báo đăng trong tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
- Có năng lực ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
- Người hướng dẫn độc lập phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc là nhà khoa học người nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo.
2. Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 02 người hướng dẫn, trong đó:
- Người hướng dẫn chính phải có đầy đủ các tiêu chuẩn qui định;
- Người hướng dẫn phụ phải có các tiêu chuẩn tối thiểu qui định;
- Ít nhất phải có một người là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo.
3. Nhiệm vụ và quyền của người hướng dẫn:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định tại các Điều 55, Điều 58 Luật giáo dục đại học;
- Tại cùng một thời điểm, người có chức danh giáo sư được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 05 nghiên cứu sinh; người có chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 04 nghiên cứu sinh; người có bằng tiến sĩ được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 03 nghiên cứu sinh;
DANH SÁCH ĐỀ TÀI, ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
PHỤC VỤ TUYỂN SINH NĂM 2019
STT |
Dự kiến tên đề tài luận án hoặc định hướng nghiên cứu |
Giảng viên hướng dẫn |
Địa chỉ e-mail |
Số NCS có thể nhận |
1 |
- Nghiên cứu phương pháp mới ứng dụng trong tổng hợp các hợp chất dị vòng. - Nghiên cứu tổng hợp các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư, viêm gan siêu vi B, C và hoạt tính kháng virus Zika. |
PGS.TS Bùi Thị Bửu Huê |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
|
2 |
2 |
Lý thuyết phiếm hàm mật độ (Density functional theory – DFT) và các chỉ số phản ứng, các tính chất quang phổ, điện tử của hợp chất hữu cơ |
PGS.TS Phạm Vũ Nhật |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
|
2 |
3 |
Nghiên cứu tổng hợp xúc tác, chất nhạy quang hữu cơ, hợp chất hữu cơ khung cơ kim perovskite ứng dụng điều chế pin năng lượng mặt trời. |
PGS.TS Đoàn Văn Hồng Thiện |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
|
2 |
4 |
Chế tạo và nghiên cứu tính chất phát quang của màng mỏng bán dẫn hữu cơ dùng làm linh kiện điện huỳnh quang hữu cơ /OLED |
PGS.TS Nguyễn Trí Tuấn PGS.TS Nguyễn Đức Thọ (Mỹ) |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
(Được tài trợ toàn bộ kinh phí cho nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án tốt nghiệp, cũng như tham gia các hội nghị và hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Được sử dụng các thiết bị nghiên cứu hiện đại như XRD, thiết bị đo huỳnh quang (Fluoromax-4), FTIR…) |
1 |