STT Tên seminar Nội dung báo cáo Báo cáo viên Thời gian báo cáo
1 Hiệu quả bảo vệ tế bào tụy tạng khỏi sự tự hủy do stress mạng nội chất của rễ Me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) Khả năng bảo vệ tế bào β tụy tạng khỏi sự phá hủy bởi stress mạng nội chất của cao chiết rễ Me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth, P.dulce) được thực hiện in vitro trên tế bào MIN6. Quá trình tự hủy của bế bào MIN6 được gây ra do tunikamycin (tm). Khả năng gây chế tế bào MIN6 của tunikamycin được khảo sát bằng cách ủ tế bào MIN6 trong khoảng thời gian từ 2 đến 48 giờ, ở nồng độ 2,5 - 5 μg/mL. Khả năng gây độc và bảo vệ tế bào MIN6 của cao chiết rễ Me keo được khảo sát ở nồng độ từ 50 đến 500 μg/mL ở điều kiện ủ 370C và 5% CO2 trong 48 giờ. Kết quả khảo sát cho thấy, nồng độ và thời gian tối ưu của tunikamycin để gây chết tế bào MIN6 tụy tạng là 5 μg/mL từ 24 đến 48 giờ. Ở các nồng độ cao chiết khảo sát không gây độc tế bào MIN6 trong 48 giờ. Nồng độ cao chiết rễ Me keo có khả năng bảo vệ tế bào MIN6 khỏi quá trình tự hủy bởi stress mạng nội chất tốt nhất là 300 μg/mL. Từ những kết quả trên chứng minh rằng, rễ Me keo có khả năng bảo vệ tế bào MIN6 khỏi quá trình tự hủy do stress mạng nội chất gây ra. Từ đó, rễ Me keo được khẳng định có tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang 5.2018
2  Tồn tại nghiệm cho bài toán cân bằng Mô hình bài toán được Blum và Oettli (1994) đưa ra. Bài toán này là dạng tổng quát của bài toán tối ưu và bài toán bất đẳng thức biến phân, chứa rất nhiều bài toán quan trọng khác của tối ưu hóa như: bài toán điểm bất động, bài toán điểm trùng, bài toán mạng giao thông, bài toán cân bằng Nash. Bằng việc giảm nhẹ giả thiết về điệu kiện bất đẳng thức dạng tam giác cho hàm mục tiêu, trong báo cáo này chúng tôi đưa ra một cách chứng minh mới cho tồn tại nghiệm của bài toán cân bằng. Chúng tôi đưa ra các thí dụ cụ thể minh họa cho các kết quả của mình, đồng thời cũng so sánh với các kết quả trước đây nghiên cứu về vấn đề này TS. Đinh Ngọc Quý 6.2018 
 3 Lý thuyết xếp hàng và ứng dụng Bài báo cáo đưa ra mô hình của lý thuyết xếp hàng thông dụng, sau đó sử dụng các công cụ giải tích và xác suất để xác định quy luật phân phối xác suất của các trọng thái trọng hệ thống hàng đợi. Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến thời gian chờ đợi của quá trình. TS. Lâm Hoàng Chương 4.2018 
 4 Điều kiện tối ưu dạng Karush-Kuhn-Tucker cho bài toán tối ưu nửa vô hạn sử dụng dưới vi phân tiếp tuyến Sử dụng dưới vi phân tiếp tuyến và các định tính ràng buộc, chúng tôi xây dựng điều kiện tối ưu dạng Karush-Kuhn-Tucker cho một số dạng nghiệm hữu hiệu của bài toán tối ưu nửa vô hạn. Một số điều kiện đủ cho các định tính ràng buộc cũng được khảo sát   TS. Lê Thanh Tùng 4.2018 
 5 Sử dụng phổ 1H-NMR để nghiên cứu nhiệt động học của phản ứng thủy phân bis-4-nitrophenyl phosphate (BNPP) xúc tác bởi phức chất ZrIV-substituted Keggin polyoxometalate (ZrK 2:2)

Báo cáo sẽ trình bày:

  • Phổ 1H-NMR của BNPP khi có mặt và khi không có mặt chất xúc tác ZrK 2:2.
  • Cách tính hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng thủy phân BNPP dựa vào phổ 1H-NMR
  • Sử dụng phổ 1H-NMR để khảo sát các yếu tố (pH, nồng độ, nhiệt độ,...) ảnh hưởng đến phản ứng thủy phân của BNPP xúc tác bởi ZrK 2:2.
TS. Lương Thị Kim Nga 27.3.2018
6 Động lực của mô hình ngẫu nhiên về sự lan truyền bệnh

Báo cáo trình bày động lực của mô hình ngẫu nhiên về sự lan truyền bệnh. Mô hình cho bởi hệ phương trình vi phân ngẫu nhiên phụ thuộc các tham số. Chúng tôi xác định được ngưỡng là số sinh sản cơ cở Rc; số này quyết định động lực của mô hình. Khi Rc < 1 sự lan truyền tắt dần, còn khi Rc > 1 thì sự lan truyền vẫn còn trong hệ. Khảo sát số được tiến hành để kiểm tra tính đúng đắn của các kết quả phân tích lý thuyết. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình ngẫu nhiên cho ra kết quả thực tế hơn các mô hình đã nghiên cứu trước đây.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Khánh 5.2018
7 Sử dụng các phần mềm Toán học học tập ngành Toán ứng dụng

Báo cáo giới thiệu cách sử dụng các phần mềm Toán học trong quá trình học tập của sinh viên ngành Toán ứng dụng. Phần mềm Latex dùng để soạn thảo văn bản như bài báo, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học và được tạo nên bởi các lệnh, môi trường, macro,... Các phần mềm MAPLE, MATHEMATICA dùng cho việc soạn thảo, tính toán, vẽ hình, mô phỏng, lập trình... Quá trình sinh viên có công cụ hữu hiệu hỗ trợ trong quá trình học tập và nghiên cứu về Toán ứng dụng.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Khánh 3.2018
8 Tính chất điện tử và các tính chất truyền dẫn trong các trúc nanoribbon

Báo cáo sẽ trình bày:

+ Giới thiệu các cấu trúc nanoribbon

+ Giới thiệu và phân tích tính chất điện tử và tính chất truyền dẫn

+ Phương pháp xác định tính chất điện tử và tính chất truyền dẫn trong chất rắn

+ Trình bày một số kết quả nghiên cứu mới liên quan đến tính chất điện tử và tính chất truyền dẫn trong các trúc nanoribbon của nhóm

PGS.TS. Nguyễn Thành Tiên 3.2018
9 Nghiên cứu và chế tạo vật liệu huỳnh quang ứng dụng cho điot phát quang ánh sáng trắng

Điốt phát quang ánh sáng trắng (white-LED) đã và đang được nghiên cứu rộng rãi trong những năm gần đây. Đặc biệt while-LED đang được ứng dụng mạnh mẽ trong chiếu sáng nhằm thay thế các loại bóng đèn truyền thống vì các đèn sử dụng dụng white-LED có những đặc tính vượt trội so với các sản phẩm chiếu sáng truyền thống hiện nay (đèn huỳnh quang, huỳnh quang compact, đèn khí neon)... như tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao và thân thiện với môi trường. Báo cáo trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu WLED trên thế giới và tại Việt Nam. Quy trình chế tạo vật liệu huỳnh quang ứng dụng cho WLED và một số kết quả nghiên cứu thành công vật liệu huỳnh quang ứng dụng cho WLED tại PTN Vật liệu, Khoa Khoa học Tự nhiên

ThS. Nguyễn Thị Kim Chi 3.2018
10 Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa của một số flavonoid bằng tính toán hóa học lượng tử

Cấu trúc và năng lượng của các cấu tử hóa học hình thành trong quá trình kháng oxy hóa của một số flavonoid, cụ thể là Oroxylin, Baicalein và Hispidulin, được khảo sát bằng lý thuyết phiếm hàn mật độ (DFT). Phiếm hàm B3LYP kết hợp với bộ cơ sở 6-311++G(d,p) được sử dụng để tối ưu hóa hình học cũng như tính toán các giá trị tăng lượng liên quan. Những tính toán được thực hiện trong pha khí và trong một số dụng môi có tính phân cực khác nhau như benzene,, ethanol và nước. Hoạt tính kháng oxi hóa của các polyphenol này được khảo sát theo ba cơ chế: (i) HAT với đại lượng đặc trưng là năng lượng phân ly liên kết O-H (BDE); (ii) SET-PT với đại lượng đặc trưng là tổng năng lượng ion hóa (IE) với năng lượng phân ly proton (PDE); (iii) SPL-BT với đại lượng đặc trưng là ái lực proton (PA).

TS. Phạm Vũ Nhật 3.2018 
11 Tìm hiểu về hoạt tính kháng ấu trùng muỗi từ dịch chiết dược liệu

- Phương thức hoạt tính ứng chế sinh sản của muỗi từ alkaloid khung pyrolidine

- Các dược liệu có đặc điểm sinh học ức chế phát triển ấu trùng muỗi

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu: cơ chế ức chế ProPS của muỗi

- Khả năng ứng dụng của 3 pyprolidine ức chế ProPS của muỗi

TS. Tôn Nữ Liên Hương 4 - 6/2018
12 Khảo sát khả năng kháng cỏ dại của bột nghiền và cao chiết từ cây Diệp hạ châu thân hồng

Tiềm năng kháng cỏ của bột nghiền và cao chiết từ cây Diệp hạ châu được khảo sát dựa trên sự ức chế này mầm và phát triển cỏ dại trong điều kiện PTN và trong nhà lưới. Ở nồng độ 0,5 g/dm2, bột nghiền cây Diệp hạ châu ức chế 46,43% cỏ lồng vực nảy mầm khi thực hiện thí nghiệm trong nhà lưới. Trong điều kiện PTN, cao chiết Diệp hạ châu ức chế sự nảy mầm của cỏ lồng vực hiệu quả ở mức 41,07% ở nồng độ 2,5 mg/mL. Hàm lượng polyphenol và hàm lượng flavonoid tổng số trong cây Diệp hạ châu được xác định phương pháp đo quang phổ. Hàm lượng flavonoid tổng có trong cây Diệp hạ châu là 27,45 trong khi đó hàm lượng polyphenol tổng số phân tích được là 66,79 mg/g. Các kết quả của thí nghiệm đã chứng minh cao chiếu từ cây Diệp hạ châu có chứa các chất hoặc các hợp chất có khả năng kháng sự nảy mầm và triển của cỏ dại.

TS. Trần Thanh Mến 5.2018
13 Hệ số tương tự chùm cho các phần tử rời rạc

Báo cáo đề xuất một độ đo mới để đánh giá chất lượng của chùm các phần tử rời rạc được thiết lập. Độ đo này được chuẩn hóa trên [0;1] và được gọi là hệ số tương tự chùm. Hệ số này được sử dụng làm tiêu chuẩn để xây dựng các thuật toán phân tích chùm theo phương pháp thứ bậc, không thứ bậc và thuật toán xác định số chùm thích hợp. Một số ví dụ đối chứng được xem xét để minh hoa cho các thuật toán đề nghị và cũng chứng minh ưu điểm của chúng so với các thuật toán trước đó

TS. Võ Văn Tài 5.2018
13 Xây dựng các hàm wavelet phức thích hợp để ứng dụng phân tích tài liệu ra đa xuyên đất, xác định dị vật ở các lớp đất đá tầng nông

- Đại cương về GPR và phương pháp Ra đa xuyên đất trong Địa vật lý

- Quy trình minh giải số liệu GPR bằng phép biến đổi wavelet liên tục

- Phương pháp xác định biên sử dụng biến đổi wavelet

- Mô hình lý thuyết dùng biến đổi wavelet xác định vị trí theo phương ngang, độ sau và kích thước của dị vật ở các lớp đất đá tầng nông

- Ứng dụng phân tích thực tế trên các tuyến đo Metro ở TP Hồ Chí Minh

- Kết luận và hướng phát triển

PGS.TS. Dương Hiếu Đẩu 3.2018

Login Form

Số lượt truy cập

2328773
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
710
5756
1882
2328773

Khoa Khoa học Tự nhiên
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0292.3872.091
Email: kkhtn@ctu.edu.vn