Danh sách báo cáo seminar 2022-2023

STT

Báo cáo viên

Tên báo cáo

Tóm tắt

Thời gian báo cáo

1

PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang

Sàng lọc cây dược liệu có khả năng sử dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do stress oxy hóa

Stress oxy hóa là sự tăng quá mức các chất chứa oxy và nitơ hoạt động kèm theo sự suy giảm hệ thống chống oxy hóa của cơ thể. Stress oxy hóa mạn tính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng lipid, gan nhiễm mỡ, kháng insulin và béo phì. Đây là các rối loạn gây nên bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid huyết, xơ vữa động mạch và rất nhiều bệnh lý khác ở người. Bổ sung nguồn chất chống oxy hóa từ bên ngoài là một trong các giải pháp được lựa chọn. Thực vật là nguồn chất chống oxy hóa rất tiềm năng, nên việc sàng lọc lựa chọn các cây dược liệu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, không gây độc để hỗ trợ điều trị các bệnh do stress oxy hóa là cần thiết. Trong nghiên cứu này, các loài thực vật được sử dụng để chiết cao ethanol, sau đó khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và ức chế enzyme a-amylase và a-glucosidase in vitro. Các cao chiết có IC50 hoặc EC50 nhỏ hơn 100 µg/mL được tuyển chọn để khảo sát độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, hiệu quả chống các bệnh do stress oxy hóa gây nên trên mô hình chuột gây stress oxy hóa: (1) bởi alloxan monohydrate ảnh hưởng đến tụy tạng là nguyên nhân của bệnh đái tháo đường; và (2) mô hình chuột gây stress oxy hóa bởi carbon tetrachloride gây tổn thương gan. Các cao chiết không gây độc và có hiệu quả được tiếp tục tuyển chọn để nghiên cứu ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh.

7/2022

 

TS. Nguyễn Thị Phi Oanh 

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 xử lý benzene, toluene và xylene trong nước thải

Các hydrocarbon có một nhân thơm như benzene, toluene và xylene (BTX) là thành phần chính của xăng và là dung môi được sử dụng phổ biến trong công nghiệp như sản xuất sơn, nhuộm vải, in ấn, …. BTX được xem là những hợp chất gây ô nhiễm phổ biến đối với nước mặt và nước ngầm. Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến quần thể phiêu sinh vật, động thực vật thủy sinh và sức khỏe cộng đồng. Các nghiên cứu đã chứng minh người bị phơi nhiễm benzene cấp tính gây suy nhược thần kinh trung ương, phơi nhiễm benzene kéo dài gây bệnh bạch cầu. Khi tiếp xúc với toluene trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Phơi nhiễm xylene cấp tính ở nồng độ cao gây xuất huyết não và gây độc cho gan. Ở cấp độ phân tử, các hợp chất BTX có thể gây đột biến gen đối với động vật hữu nhũ, trong đó, benzene đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ xếp vào nhóm chất gây ung thư ở người.

Hiện nay, ứng dụng vi khuẩn dưới dạng chế phẩm sinh học đang được tập trung nghiên cứu để xử lý các hợp chất gây ô nhiễm do tính bền vững và thân thiện với môi trường. Báo cáo này sẽ trình bày (1) cách phân lập vi khuẩn phân hủy BTX Rhodococcus sp. XL6.2; (2) xác định điều kiện nuôi cấy cho sự phân hủy BTX tối ưu của vi khuẩn; (3) tuyển chọn chất mang để tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 và (4) ứng dụng vi khuẩn trong chế phẩm để xử lý các hợp chất BTX trong nước thải.

12/2022

 

TS. Phạm Khánh Nguyên Huân

1.     Tiềm năng ứng dụng thực khuẩn thể trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm

 

Giới thiệu sơ lược về lịch sử và tình hình nghiên cứu thực khuẩn thể. Trao đổi về tiềm năng ứng dụng và phân lập thực khuẩn thể từ nguồn sẵn có. Giới thiệu các hướng nghiên cứu để có thể khám phá và tận dụng nguồn thực thuẩn thể tại địa phương nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh do vi khuẩn, hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh.

12/2022

 

TS. Phan Kim Định 

Khảo sát hiệu quả bảo vệ gan của rễ Gáo vàng (Nauclea orientalis L.)

Cây Gáo vàng (Nauclea orientalis L.) thuộc họ Rubiaceae. Cao methanol rễ Gáo vàng được khảo sát có hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính chống viêm in vitro khá tốt. Hoạt tính bảo vệ gan của cao rễ Gáo vàng được khảo sát trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4) pha trong dầu olive (tỉ lệ 1:4) liều 2,5 mL/kg trọng lượng/ lần/ ngày bằng đường uống, thuốc bảo vệ gan đối chứng là silymarin liều 16 mg/kg trọng lượng/ lần/ ngày, liên tục 4 tuần. Kết quả cao rễ Gáo vàng ở các liều khảo sát 100, 200, 400 mg/kg khối lượng chuột đều cho hiệu quả làm giảm hàm lượng các enzyme transaminase trong huyết thanh rất tốt. Bên cạnh đó, cao rễ Gáo vàng còn cải thiện được trạng thái stress oxy hóa trong gan qua hiệu quả làm giảm mức MDA và làm tăng mức GSH trong mô gan tương tự silymarin. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của loại cao này trong hoạt động chống oxy hóa và bảo vệ gan.

12/2022

 

Danh sách đăng ký báo cáo seminar được duyệt đợt 2 năm 2021

STT

Báo cáo viên

Tên báo cáo

Tóm tắt

Thời gian dự kiến báo cáo

1

PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang

Sàng lọc các thảo dược có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase để giảm sự tạo thành acid uric gây bệnh gout

Tăng acid uric không chỉ là nguyên nhân gây nên bệnh gout, mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, sỏi thận, đái tháo đường và các hội chứng chuyển hóa. Acid uric được tạo ra do enzyme xanthine oxidase (XO) xúc tác oxy hóa hypoxanthine thành xanthine và oxy hoá xanthine thành acid uric. Việc tìm ra các thảo dược và các hợp chất có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng ức chế enzyme XO đồng thời không gây tác dụng phụ là vấn đề hết sức cần thiết. Nội dung của báo cáo trình bày kết quả sàng lọc một số thảo dược có khả năng ức chế enzyme XO. Đồng thời, đánh giá được tác dụng của thảo dược có hoạt tính ức chế enzyme XO lên nồng độ acid uric huyết thanh và hoạt tính enzyme XO gan chuột thực nghiệm

9/

2021

2

TS.      Nguyễn Thị Phi Oanh

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 để xử lý benzene, toluene và xylene trong nước thải

     Các hydrocarbon có một nhân thơm như benzene, toluene và xylene (BTX) hiện diện trong nhiên liệu hóa thạch, là thành phần chính của xăng và là dung môi được sử dụng phổ biến trong công nghiệp như sản xuất sơn, nhuộm vải, in ấn, …. Do tan nhiều trong nước nên BTX được xem là những hợp chất gây ô nhiễm phổ biến đối với nước mặt và nước ngầm. Ô nhiễm nước ảnh hưởng lớn đến quần thể phiêu sinh vật, động thực vật thủy sinh và sức khỏe cộng đồng. Các nghiên cứu đã chứng minh người bị phơi nhiễm benzene cấp tính gây suy nhược thần kinh trung ương, phơi nhiễm benzene kéo dài gây bệnh bạch cầu. Khi tiếp xúc với toluene trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Phơi nhiễm xylene cấp tính ở nồng độ cao gây xuất huyết não và gây độc cho gan. Ở cấp độ phân tử, các hợp chất BTX có thể gây đột biến gen đối với động vật hữu nhũ, trong đó, benzene đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) xếp vào nhóm chất gây ung thư ở người.

     Các phương pháp vật lý, hóa học đã được sử dụng để xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ứng dụng các tác nhân sinh học đặc biệt là vi khuẩn dưới dạng chế phẩm sinh học đang được tập trung nghiên cứu để xử lý các hợp chất gây ô nhiễm do tính bền vững và thân thiện với môi trường, đặc biệt khai thác được nguồn vi khuẩn bản địa sẽ góp phần xử lý hiệu quả chất gây ô nhiễm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tuyển chọn chất mang phù hợp để tạo chế phẩm sinh học chứa dòng vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 để xử lý các hợp chất BTX trong nước thải

12/

2021

3

TS. Trần Thanh Mến

Sử dụng mô hình ruồi giấm để nghiên cứu độc tính của thực vật

Ruồi giấm có tên khoa học là Drosophila melanogaster, còn được gọi là ruồi trái cây bởi loài này rất thích mùi trái cây lên men. Ruồi giấm thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), là ngành lớn nhất trong giới động vật, ngành này chiếm khoảng 75% số loài động vật đã được mô tả. Theo Cranston and Gullan (2002), ruồi giấm thuộc lớp phụ côn trùng hàm lộ (Ectognatha), bộ hai cánh (Diptera). Chi Drosophila có hơn 1600 loài, là một trong những hệ thống mô hình quan trọng nhất trong nghiên cứu về khoa học sinh học. Trong hơn một thế kỷ qua, Drosophila melanogaster là chìa khóa đã mở ra cho nhiều nghiên cứu về sự phát triển và di truyền của động vật, tổ chức bộ gen và sự tiến hóa cũng như bệnh tật ở người. Số lượng lớn ruồi thuộc chi Drosophila là vô hại đối với hoạt động của con người vì nguồn thức ăn chính của chúng là trái cây thối rữa và các vật chất thối rữa khác. Tuy nhiên, Drosophila suzukii là loài có sự biến đổi về hình thái của cơ quan sinh sản, có khả năng xâm nhập và đẻ trứng trong trái cây sống vẫn đang trong quá trình chín gây, điều này đã gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi được phát hiện lần đầu ở California vào năm 2008, Drosophila suzukii đã trở thành một trong những loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trong nông nghiệp và đã lan rộng phần lớn các nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Drosophila suzukii đã gây ra thiệt hại đáng kể về năng suất và doanh thu trong các hệ thống nông nghiệp. Tại Hoa Kỳ (California, Oregon và Washington), thiệt hại ước tính khoảng 511,3 triệu USD hàng năm và gây ra 20% thiệt hại trên dâu tây, việt quất, mâm xôi, dâu đen và anh đào trong năm 2008 (Bolda et al., 2010; Goodhue et al., 2011; Walsh et al., 2011). Ngoài ra còn có rất nhiều loài ruồi thuộc chi Drosophila có khả năng gây hại như: Drosophila mojavensis, loài ăn cây xương rồng hư thối ở Arizona, sa mạc Mojave và Baja California, sa mạc Sonoran và đảo Catalina; Drosophila Scaptomyza flava kí chủ và sinh sản trên các lá thuộc họ Brassicaceae; Drososophila erecta sử dụng quả screw pine (dứa dại) làm thức ăn, ngoài ra chúng còn có thể ăn nấm, quả Ficus capensis và ăn cả chuối (Anholt, 2020).

Sử dụng ruồi giấm Drosophila melanogaster để nghiên cứu về các thực vật có khả năng gây độc cho côn trùng đã được đề cặp trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây. Trong báo cáo khoa học này, sẽ trình bày các kết quả bước đầu của việc sử dụng ruồi giấm để sàng lọc, nghiên cứu các thực vật có khả năng gây độc cho côn trùng. Từ đó định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm các hợp chất tự nhiên để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

11/

2021

Danh sách đăng ký báo cáo seminar được duyệt đợt 1 năm 2021

STT Báo cáo viên Tên báo cáo Tóm tắt Thời gian dự kiến báo cáo
1 PGS.TS. Ngô Thanh Phong Tài nguyên vi sinh vật Giới thiệu tổng quan về các nguồn tài nguyên vi sinh vật và giá trị ứng dụng trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản, Môi trường, Công nghệ thực phẩm... Ngoài ra, chuyên đề này còn đề cập đến khả năng khai thác, tiềm năng sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên vi sinh vật. Thêm vào đó, vấn đề thảo luận còn đề cập đến triển vọng nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật trong tương lại. 03/2021
2 PGS.TS. Ngô Thanh Phong Ứng dụng tài nguyên thực vật Báo cáo này nhằm thảo luận (với sinh viên đại học chuyên ngành Sinh học và học viên cao học Sinh thái học) những vấn đề tổng quan về nguồn tài nguyên thực vật và các giá trị đã được khai thác, ứng dụng trong cuộc sống đối với các nhóm cây lương thực, công nông nghiệp - thủ công mỹ nghệ, cây gỗ và phi gỗ. Ngoài ra, chuyên đề còn đề cập đến các vấn đề khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật cũng như tiềm năng và triển vọng ứng dụng trong tương lai. 05/2021
3 TS. Trần Thanh Mến Sử dụng ruồi giấm để nghiên cứu các bệnh trên người Ruồi giấm (Drosophila melanogaster) là mô hình động vật được sử dụng trong phòng thí nghiệm từ năm 1901 và Thomas Hunt Morgan được cho là cha đẻ của việc sử dụng ruồi giấm để nghiên cứu khoa học. Bộ gen của ruồi giấm đã được giải mã hoàn chỉnh vào năm 2000 với khoảng 17.000 gen. Các số liệu nghiên cứu đã chứng minh có khoảng 75% các gen gây bệnh trên người được tìm thấy có trong ruồi giấm. Chính vì vậy ruồi giấm được xem là mô hình động vật thí nghiệm lí tưởng để nghiên cứu về bệnh trên người. Việc sử dụng ruồi giấm trong nghiên cứu khoa học có nhiều điểm thuận lợi so với các mô hình khác như: vòng đời của ruồi giấm ngắn (khoảng 11 ngày ở nhiệt độ 250C), dễ nuôi, chỉ có 4 cặp nhiễm sắc thể, bộ gen đã được giải mã hoàn toàn,... Bên cạnh đó, ruồi giấm là động vật bậc thấp nên hạn chế được những vấn đề về đạo đức trong việc sử dụng động vật làm mô hình thí nghiệm. Chính vì vậy mà ruồi giấm ngày càng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tại các phòng nghiệm trên thế giới. 04/2021
4 TS. Trương Thị Phương Thảo Sự hấp thu, chuyển hóa và ảnh hưởng của hợp chất tự nhiên allyl glucosinolate (sinigrin) trên mô hình chuột gây bệnh đái tháo đường Tuýp 2. Báo cáo sẽ trình bày nghiên cứu về trích ly hợp chất tự nhiên allyl glucosinolate từ Wasabi (Eutrema japonicum), xác định cấu trúc thành phần hóa học và độ tinh sạch của hợp chất. Đánh giá khả năng hấp thụ, tích tụ sinh học và chuyển hóa của hợp chất allyl glucosinolate trên các loại mô đích; đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị của hợp chất này trên mô hình chuột được gây bệnh đái tháo đường Tuýp 2. 4/2021

Năm 2020:

1. Báo cáo viên: PGS.TS. Ngô Thanh Phong

Chủ đề: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Tổng quan, thời cơ và thách thức

Trong 06 tháng đầu năm 2018, Bộ môn Sinh học đã tổ chức 02 seminar cấp Khoa:

1) Báo cáo viên: PGS. TS. Đái Thị Xuân Trang

Chủ đề: KHẢ NĂNG BẢO VỆ TẾ BÀO MIN6 TỤY TẠNG CỦA DỊCH CHIẾT RỄ ME KEO (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.)

Tóm tắt bài báo cáo: Khả năng bảo vệ tế bào β tụy tạng khỏi sự chết của dịch chiết rễ Me keo (RMK) (Pithecellobium ducle (Roxb.) Benth.) được thực hiện in vitro trên tế bào tụy tạng MIN6. Tế bào MIN6 bị gây chết bằng tunicamycin ở nồng độ 2,5 - 5 µg/mL ở các thời điểm 2, 24 và 48 giờ. Hiệu quả bảo vệ tế bào MIN6 của dịch chiết RMK được khảo sát ở nồng độ từ 50 đến 500 µg/mL. Kết quả cho thấy, nồng độ tunicamycin (tm) và thời gian gây chết tế bào MIN6 tụy tạng cao nhất là 5 µg/mL sau 24 đến 48 giờ nuôi cấy. Dịch chiết RMK không gây độc tế bào MIN6 trong 48 giờ ở tất cả nồng độ khảo sát. Khả năng bảo vệ tế bào MIN6 khỏi sự chết do tác động của tunicamycin của RMK là 50 µg/mL và 100 µg/mL khi khảo sát lần lượt ở thời gian 24 và 48 giờ. Từ kết quả trên có thể kết luận RMK có tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách bảo vệ tế bào β của tụy tạng khỏi sự chết.

2) Báo cáo viên: TS. Trần Thanh Mến

Chủ đề: Khả năng kháng cỏ dại của bột nghiền và cao chiết từ cây Diệp hạ châu thân hồng

Tóm tắt báo cáo: Tiềm năng kháng cỏ của bột nghiền và cao chiết từ cây Diệp hạ châu được khảo sát dựa trên sự ức chế nảy mầm và phát triển hạt cỏ dại trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong nhà lưới. Ở nồng độ 0,5 g/dm2, bột nghiền cây Diệp hạ châu ức chế 46,43% hạt cỏ Lồng vực nảy mầm khi thực hiện thí nghiệm trong nhà lưới. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở nồng độ 2,5 mg/mL cao chiết Diệp hạ châu ức chế sự nảy mầm của cỏ Lồng vực 41,07%. Hàm lượng polyphenol và hàm lượng flavonoid tổng số trong cây Diệp hạ châu được xác định phương pháp đo quang phổ. Hàm lượng flavonoid tổng có trong cây Diệp hạ châu là 27,45 mg/g trong khi đó hàm lượng polyphenol tổng số phân tích được là 66,79 mg/g. Các kết quả của thí nghiệm đã chứng minh cao chiết từ cây Diệp hạ châu có chứa các chất hoặc các hợp chất có khả năng kháng sự nảy mầm và phát triển của cỏ dại.

Trong 06 tháng cuối năm 2018, Bộ môn Sinh học có 7 seminar đã đăng ký và đã được phê duyệt.

STT

Tên báo cáo

Báo cáo viên

1                  

Những vấn đề cần lưu ý để đảm bảo tính khoa học và học thuật khi trình bày luận văn tốt nghiệp đại học ngành Sinh học và cao học ngành Sinh thái học

Ngô Thanh Phong

 

2                  

Sự thích nghi của rễ, thân và lá ở một số loài thực vật bậc cao trong môi trường khô hạn

Ngô Thanh Phong

3                  

Xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực hành Sinh học đại cương A1 (TN027)

Trần Thanh Mến

4                  

Sự chuyển hóa sinh học glycerol phụ phẩm từ quá trình tổng hợp biodiesel thành các acid hữu cơ

Nguyễn Thị Phi Oanh

 

5                  

Sự lên men ethanol từ vỏ Khóm

Nguyễn Thị Phi Oanh

6                  

Xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực hành Sinh học đại cương A2 (TN030)

Nguyễn Thị Dơn

 

7                  

Sự thay đổi hoạt động của các enzyme chuyển hóa glucose ở bệnh đái tháo đường type 2

Đái Thị Xuân Trang

Hội thảo Kết nối Khoa học Tự nhiên với doanh nghiệp và cựu sinh viên

Login Form

Số lượt truy cập

2316775
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
219
9318
48689
2316775

Khoa Khoa học Tự nhiên
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0292.3872.091
Email: kkhtn@ctu.edu.vn